Công văn mới

Thống kê

  • Đang truy cập: 4
  • Hôm nay: 1203
  • Tháng hiện tại: 29399
  • Tổng lượt truy cập: 5481042

Thăm dò ý kiến

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm Website trường chúng tôi, các bạn biết trường chúng tôi thông qua phương tiện nào ?

Google

Facebook

Người thân, đồng nghiệp

Phương tiện khác

Từ điển chuyên ngành Việt - Lào đầu tiên trong cả nước sắp được xuất bản

Đăng lúc: Thứ ba - 21/03/2017 21:30 - Người đăng bài viết: Đào Văn Hường
Dân trí Sau 18 tháng trời, từ giữa năm 2015, với nỗ lực, tâm huyết của những người biên soạn và sự đóng góp ý kiến phản hồi từ nhiều chuyên gia, cựu sinh viên Việt - Lào, Lào - Việt, nhiều đơn vị, tổ chức giáo dục của cả hai nước, được Hội đồng khoa học tỉnh Hà Tĩnh thẩm định, Trường Đại học Hà Tĩnh chuẩn bị cho xuất bản cuốn từ điển giải thích thuật ngữ chuyên ngành Việt - Lào đầu tiên của cả nước.Đ

Từng nhiều năm là Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Tĩnh, ngôi trường hiện có gần 3.000/12.000 lưu học sinh Lào theo học ở các trường cao đẳng, đại học của Việt Nam, GS.TS Nguyễn Văn Đính hiểu rõ những khó khăn của lưu học sinh nước bạn xuất phát từ những bất đồng trong ngôn ngữ. Suốt một thời gian dài để phụ trợ cho quá trình học tập của mình, sinh viên nước bạn Lào chủ yếu sử dụng Từ điển Việt - Lào, Lào - Việt, cuốn từ điển này tra cứu phổ thông, được giải thích mang tính bao quát. Một cuốn từ điển giải nghĩa chuyên ngành, chuyên sâu từng lĩnh vực là chưa hề có khiến học sinh nước bạn gặp không ít khó khăn.

“Đó cũng là trăn trở của tôi cùng nhiều cộng sự công tác tại nhà trường. Chúng tôi muốn làm một điều gì đó để học sinh nước bạn học tập, nghiên cứu được thuận lợi hơn. Ý tưởng cho ra đời cuốn từ điển giải thích thuật ngữ chuyên ngành Việt - Lào hình thành từ đó” - thầy Đính cho hay.

GS.TS Nguyễn Văn Đính cùng nhóm biên soạn đang hiệu chỉnh lại bản thảo của cuốn từ điển (ảnh: Thu Hà)
GS.TS Nguyễn Văn Đính cùng nhóm biên soạn đang hiệu chỉnh lại bản thảo của cuốn từ điển (ảnh: Thu Hà)

Sau quá trình hình thành ý tưởng, từ giữa năm 2015, GS.TS Nguyễn Văn Đính cùng các cộng sự đã bắt tay vào biên soạn cuốn từ điển nói trên. Hàng chục chuyên gia ngôn ngữ, các cựu sinh viên Lào Việt - Việt Lào, các cán bộ công tác lâu năm tại nước bạn thông thạo ngôn ngữ nước bạn như tiếng mẹ đẻ, nhiều tổ chức giáo dục và nhiều tổ chức khác trong đó có cả Đài truyền hình quốc gia Lào khác đã được nhóm biên soạn huy động giúp đỡ. Đến nay, theo GS.TS Nguyễn Văn Đính, cuốn từ điển giải thích thuật ngữ chuyên ngành Việt - Lào cơ bản hoàn thành, vừa được Hội đồng thẩm định của do Sở KHCN tỉnh Hà Tĩnh chủ trì thông qua.

Cuốn từ điển có khoảng 1.600 từ, các thuật ngữ tập trung vào 16 chuyên ngành được đông đảo sinh viên theo học, bao gồm: Kinh tế, quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính, ngân hàng, du lịch - lữ hành, luật, giáo dục chính trị, khoa học môi trường, công nghệ thông tin, xây dựng, triết học, toán học, điện - điện tử, cơ khí và y học; mỗi chuyên ngành có khoảng 100 từ được giải thích.

GS.TS Nguyễn Văn Đính chia sẻ: “Các thuật ngữ được sử dụng trong từ điển được chúng tôi thiết kế một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, lượng từ vựng chuyên ngành đa dạng, phong phú, giải thích dễ hiểu, đáp ứng được chuẩn quốc tế (có dịch nghĩa tiếng Anh), dễ tra cứu. Từ điển được xây dựng hiện đại, cập nhật các kiến thức thực tế và có ví dụ minh họa”.

Một tốp sinh viên Lào nhận bằng tốt nghiệp tại Đại học Hà Tĩnh.
Một tốp sinh viên Lào nhận bằng tốt nghiệp tại Đại học Hà Tĩnh.

Cùng với việc biên soạn cuốn từ điển theo hình thức in giấy, đội ngũ biên soạn đã xây dựng phần mềm để tra cứu trên mạng nhằm phục vụ tốt hơn cho việc sử dụng. Ngoài sử dụng các thiết bị có kết nối mạng internet để truy cập vào tên miền từ điển điện tử, phần mềm có thể được cài để sử dụng độc lập.

Theo thầy Đính, hiện tại cuốn từ điển giải thích thuật ngữ chuyên ngành Việt - Lào đang được lên khuôn ở nhà in chờ ngày xuất bản. Khi xuất bản hẳn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết, cần hiệu chỉnh, tuy nhiên nhóm biên soạn đặt kỳ vọng cuốn từ điển chuyên ngành này không chỉ phục vụ cho sinh viên Lào tại Đại hoạc Hà Tĩnh và nhiều trường đại học khác học tập, nghiên cứu, mà đó còn là tài liệu quý cho những ai quan tâm, làm việc với song ngữ Việt - Lào, Lào - Việt.

Hà Phương


Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết