Công văn mới

Thống kê

  • Đang truy cập: 7
  • Hôm nay: 63
  • Tháng hiện tại: 7477
  • Tổng lượt truy cập: 5811925

Thăm dò ý kiến

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm Website trường chúng tôi, các bạn biết trường chúng tôi thông qua phương tiện nào ?

Google

Facebook

Người thân, đồng nghiệp

Phương tiện khác

Chuyện của Pà

Đăng lúc: Thứ năm - 11/02/2016 10:33 - Người đăng bài viết: Đào Văn Hường
Dân trí Pà chưa từng được đi học, như nhiều cô gái dân tộc Mông khác, ngày ngày em phải dậy từ 3, 4 giờ sáng để lên nương hái ngô, cắt cỏ ngựa… Khi trò chuyện, em không hề than trách mình khổ nhưng lại đặc biệt nhạy cảm với nỗi khổ của mẹ, của bà,... Và ước mơ giản đơn dành riêng cho bản thân, em mơ được đến trường.

Chúng tôi đến thăm gia đình Ly Thị Pà vào một sáng đầu đông. Ngôi nhà nhỏ của gia đình em nằm tít tắp trên đỉnh núi tai mèo lởm chởm thuộc bản Cho, xã Cán Chu Phìn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Pà không biết tiếng Kinh nên chúng tôi phải nhờ cô bé Vừ là bạn thân của Pà đi theo ""phiên dịch"". Mỗi khi chúng tôi quay sang nhìn, cô bé người Mông lại bẽn lẽn, hai má ửng hồng ngượng ngịu.

Pà đang cho mọi người xem lại những bức ảnh mình chụp.
Pà đang cho mọi người xem lại những bức ảnh mình chụp.

Pà năm nay 18 tuổi, nhà Pà có 5 chị em nhưng chỉ có một người được đi học. Pà kể, chị, anh, em gái và chính Pà cũng rất muốn đi học nhưng không có điều kiện, đành phải ở nhà, bắt đầu làm việc từ rất sớm.

Chuỗi hoạt động ""Hành động cùng trẻ em gái Mông"" do Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) cùng tổ chức Plan International phối hợp với nhà trường và các cơ quan ban ngành tại huyện Mèo Vạc đã đưa em đến với chiếc máy ảnh cùng 26 bạn gái khác.

Lần đầu tiên trong đời cô gái người Mông ấy có thể ""kể"" với mọi người cuộc sống của mình, của những người mình thương yêu qua những bức ảnh tự tay em chụp. Câu chuyện đầu tiên, Pà kể với mọi người về mẹ: ""Trong ảnh là mẹ em đang ăn một mình. Thỉnh thoảng mẹ ăn một mình do đi làm về muộn, hay do mẹ bận làm mọi việc trong nhà.

Nhà em có 9 người, thỉnh thoảng vẫn bị thiếu người khi ăn, do đi nương về muộn, hay đang làm dở việc gì đó, mẹ là người hay bị ăn muộn nhất. Bữa ăn chỉ có rau cải, nước sôi ăn cùng mèn mén, nhìn mẹ ăn một mình thương mẹ lắm... Sau này nếu có gia đình em cũng sẽ học mẹ, làm tốt cho mọi người trước, mình có thể ăn sau"".

Rồi Pà kể về công việc: ""Mùa thu hoạch ngô mọi người trong bản em thường làm đổi công cho nhau, thu hoạch hết ngô nhà này sẽ sang nhà khác. Đường từ nương ngô về nhà cũng khá xa, nếu đi một mình buồn lắm, thấy gùi ngô nặng hơn, có khi cả tháng mới gùi xong nương ngô. Làm đổi công như vậy vui hơn, đỡ mệt hơn rất nhiều, cả nương ngô chỉ 1 đến 2 ngày là gùi hết về nhà"".

Gần 400 bức ảnh Pà chụp trong chương trình phần lớn về những người xung quanh em, đầy đầm ấm, yêu thương. Thật tiếc cho em và những cô gái như em lỡ dở việc học hành. Mong một ngày, như lời thầy Hoàng Thanh Hải (Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc Bán trú THCS Cán Chu Phìn) nói: Quyết tâm mở thêm những lớp học bổ túc cho những cô gái như Ly Thị Pà.

Mỗi bức ảnh một câu chuyện của Pà

Mẹ em với bữa cơm một mình.
Mẹ em với bữa cơm một mình.

Làm đổi công.
Làm đổi công.

Người em gái... cũng như Pà không được đi học.
Người em gái... cũng như Pà không được đi học.

Mẹ và em gái chọn hạt giống cho mùa sau.
Mẹ và em gái chọn hạt giống cho mùa sau.

Bà nội, năm nay bà đã hơn 70 tuổi nhưng rất ít khi bà nghỉ.
Bà nội, năm nay bà đã hơn 70 tuổi nhưng rất ít khi bà nghỉ.

Xuân Trường - Phương Nhung


Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết