Công văn mới

Thống kê

  • Đang truy cập: 12
  • Hôm nay: 381
  • Tháng hiện tại: 11538
  • Tổng lượt truy cập: 5774143

Thăm dò ý kiến

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm Website trường chúng tôi, các bạn biết trường chúng tôi thông qua phương tiện nào ?

Google

Facebook

Người thân, đồng nghiệp

Phương tiện khác

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề Việt Nam

Đăng lúc: Thứ sáu - 27/03/2015 19:05 - Người đăng bài viết: Đào Văn Hường
Dân trí Sáng ngày 26/3, ĐH Quốc gia TPHCM chủ trì, tổ chức phiên họp Ban Chỉ đạo Dự án Kỹ năng nghề nghiệp Việt Nam (VSEP). Đây là dự án được được ký giữa Chính phủ Việt Nam và Canada nhằm cải thiện công tác quản lí giáo dục kĩ thuật và dạy nghề tại Việt Nam.
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề Việt Nam
Bà Brenda Cooke – Giám đốc văn phòng Dự án Kỹ năng nghề nghiệp Việt Nam đánh giá lại kết quả thực hiện dự án trong năm qua.

Tham dự buổi họp có đại diện lãnh đạo của đại sứ quán Canada, Bộ GD-ĐT, Bộ LĐTB-XH, Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ Tài chính, Hội phụ nữ Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng các địa phương tham gia Dự án gồm Vĩnh Long, Bình Thuận, Hậu Giang.

Phát biểu tại buổi họp, PGS.TS Huỳnh Thành Đạt – Phó giám đốc ĐHQG TPHCM cho rằng đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển đất nước là yêu cầutất yếu và sống còn của mọi quốc gia. Tuy nhiên, các chương trình đào tạo của chúng ta từ đại học cũng như cao đẳng còn khá chung chung, nặng về lý thuyết, chưa coi trọng phần kỹ năng thực hành, kỹ năng ứng dụng vào nghề nghiệp và các kỹ năng khác như kỹ năng tư duy độc lập, sáng tạo, v.v… Theo ông Đạt, dự án VSEP sẽ góp phần không nhỏ giúp cho hệ thống đào tạo Việt Nam từ thấp đến cao khắc phục được điểm yếu nặng nề và kéo dài quá lâu này.

Tại buổi họp các đại biểu đã đánh giá những kết quả đã đạt được trong một năm qua, phân tích nguyên nhân của các hạn chế và đưa ra các giải pháp khắc phục. Dịp này, Ban chỉ đạo dự án xem xét và thông qua các nội dung của kế hoạch hoạt động năm thứ hai của Dự án. Trong đó, đưa các Trung tâm Đào tạo Quản lý tiên tiến đi vào hoạt động thông qua việc trang bị cơ sở vật chất và đào tạo đội ngũ. Đồng thời, đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực trong các ngành đào tạo của các địa phương và bước đầu hình thành liên kết giữa các trường Cao đẳng cộng đồng tham gia dự án với hệ thống Canada. Phiên họp kết thúc với sự đồng thuận trong Ban Chỉ đạo về nội dung và phương thức triển khai kế hoạch năm thứ hai của dự án.

Được biết, qua quá trình tuyển lọc từ 20 tỉnh thì Bình Thuận, Hậu Giang và Vĩnh Long được chọn tham gia dự án nhờ đạt các tiêu chí: mong muốn đổi mới; lãnh đạo nhận thức rõ vấn đề và quyết tâm đổi mới; cam kết của tỉnh về vấn đề việc làm cho thanh niên.

Theo ký kết của 2 chính phủ, kinh phí thực hiện dự án gồm phía Canada góp 20 triệu đô la Canada (cung cấp kinh phí, hỗ trợ kĩ thuật và trang thiết bị phù hợp, giám sát và đánh giá); phía Việt Nam là hơn 3,4 triệu đô la Canada (trả lương, phụ cấp và chi phí điều hành).

Lê Phương

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết