Bên cạnh đó, âm nhạc còn kích thích điều hòa trạng thái tâm sinh lý, cân bằng các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày của các em, giúp cho các em linh hoạt, nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin hơn trong cuộc sống.
“Nhận thức được vai trò to lớn của âm nhạc đối với sự hình thành và phát triển nhân cách cho nên trong chương trình giáo dục nói chung và bậc tiểu học nói riêng, âm nhạc đã được đưa vào nhà trường với tư cách là môn học bắt buộc và hiện đang được tổ chức nghiêm túc và có chất lượng. Nhiều bài hát hay có tác dụng sâu sắc giúp cho các em biết yêu thương quê hương, đất nước, yêu ông bà, bố mẹ, yêu thầy cô, mái trường và bạn bè...hướng cho các em đến tình cảm trong sáng và lành mạnh” - Giám đốc Nguyễn Hữu Độ bày tỏ.
Cũng theo ông Độ, việc phát động phong trào nhằm nâng cao khả năng sáng tạo nghệ thuật với ngôn ngữ Âm nhạc phong phú; các hình thức biểu diễn Âm nhạc dành cho thiếu nhi, qua đó góp phần tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, rèn luyện năng khiếu thẩm mĩ cho giáo viên và học sinh; nâng cao lòng tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc góp phần làm giàu thêm cho hình ảnh thủ đô, đất nước và con người Việt Nam.
Để thực hiện tốt phong trào, Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các trường tiểu học tổ chức các hoạt động với các hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với tâm lý lứa tuổi với không khí vui tươi thu hút 100% học sinh tham gia; Tổ chức giới thiệu, phổ biến các ca khúc hay của thiếu nhi đã đi vào cuộc sống giúp cho các em hăng say học tập, sôi nổi sáng tạo trong các hoạt động để dần trở thành các bài hát quen thuộc hàng ngày cho học sinh; Tạo thành một hoạt động có sự tham gia đông đảo của thầy và trò, thể hiện nét văn hóa, thanh lịch - văn minh của đội ngũ nhà giáo và học sinh Thủ đô.
Sở GD-ĐT cũng yêu cầu các trường tổ chức dạy cho học sinh các bài hát thiếu nhi (sử dụng các bài hát trong tuyển tập bài hát dành cho thiếu nhi được phép lưu hành của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) trong các giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể và các giờ hoạt động ngoại khóa; Tổ chức biểu diễn trong các giờ chào cờ đầu tuần, các buổi sinh hoạt tập thể để học sinh toàn trường cùng được tham gia, với các hình thức như đơn ca, tốp ca...
Khuyến khích giáo viên, học sinh tham gia sáng tác các ca khúc dành cho thiếu thi cần chú trọng về: Giai điệu phải phù hợp với tâm sinh lý của thiếu nhi (dễ hát); Lời ca phải trong sáng (dễ thuộc); cần tránh sáng tác ca khúc mang nội dung kể lể quá dài; Với nội dung ca ngợi Thủ đô yêu quý, Tổ quốc giàu đẹp; phát huy tình cảm yêu quê hương đất nước, thể hiện khát vọng của các em trong học tập và rèn luyện. Thể hiện cảm xúc của bản thân với chủ đề tình yêu quê hương đất nước, ca ngợi Đảng quang vinh, tình yêu thiếu nhi với Bác Hồ, với ông bà cha mẹ, bạn bè, trường lớp, phản ánh đời sống tình cảm, sinh hoạt, học tập, vui chơi, các vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương, mong ước một thế giới hòa bình và hạnh phúc...
Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cũng nhấn mạnh: Phong trào “Hát và sáng tác ca khúc dành cho thiếu nhi” trong các trường Tiểu học trên địa bàn Thành phố Hà Nội được triển khai hằng năm của ngành và của từng trường.
Nguyễn Hùng
Thông tin, bài viết về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn! |
tiểu học, hà nội, phát động, phong trào, sáng tác, ca khúc, thiếu nhi, góp phần, sân chơi, lành mạnh, bổ ích, rèn luyện, giáo viên
Ý kiến bạn đọc