Công văn mới

Thống kê

  • Đang truy cập: 5
  • Hôm nay: 1021
  • Tháng hiện tại: 43845
  • Tổng lượt truy cập: 5889245

Thăm dò ý kiến

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm Website trường chúng tôi, các bạn biết trường chúng tôi thông qua phương tiện nào ?

Google

Facebook

Người thân, đồng nghiệp

Phương tiện khác

Đưa dân ca ví, giặm vào chương trình giảng dạy cho sinh viên ngành Sư phạm Âm nhạc

Đăng lúc: Thứ năm - 08/01/2015 07:56 - Người đăng bài viết: Đào Văn Hường
Dân trí Trong kế hoạch quảng bá cho dân ca ví, giặm, UBND tỉnh Nghệ An đã quyết định đưa loại hình diễn xướng dân gian này vào chương trình giảng dạy cho sinh viên ngành Sư phạm Âm nhạc tại Trường VHNT Nghệ An và Trường CĐ Sư phạm Nghệ An.

Đưa dân ca ví, giặm vào chương trình giảng dạy cho sinh viên ngành sư phạm âm nhạc
Ngoài việc chăm lo đời sống đội ngũ nghệ nhân, UBND tỉnh Nghệ An đã đưa dân ca ví, giặm vào giảng dạy chính thức cho sinh viên ngành Sư phạm Âm nhạc.

Sau khi dân ca ví, giặm được được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, UBND tỉnh Nghệ An đã triển khai chương trình hành động về bảo tồn và phát huy giá trị loại hình này. UBND tỉnh Nghệ An cũng đã ban hành kế hoạch tuyên truyền, quảng bá di sản văn hóa phi vật thể dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh giai đoạn 2014 - 20120 nhằm mục đích quảng bá cho nhân dân và du khách trong nước, quốc tế hiểu những giá trị độc đáo và nhân văn sâu sắc của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của loại hình này trong cuộc sống đương đại, gắn với sự phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội của tỉnh.

Ngoài việc tăng cường, quảng bá thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các biện pháp tuyên truyền cổ động trực quan, UBND tỉnh Nghệ An đã cho xây dựng trang thông tin điện tử dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh liên kết với vệ tinh của Ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa phi vật thể của Bộ VH-TT-DL. Hàng năm, tổ chức hoạt động về dân ca ví, giặm gắn với liên hoan Tiếng hát Làng Sen cấp huyện, tổ chức Liên hoan cấp tỉnh; 2 năm một lần tổ chức Liên hoan tiếng hát Làng Sen liên tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh.

Tiếp tục xây dựng và phát triển phong trào đưa dân ca vào trường học, biên soạn chương trình hát dân ca để đưa vào trường học; 5 năm 2 lần tổ chức Cuộc thi hát dân ca trong trường học. Đặc biệt, UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật và Trường CĐ sư phạm Nghệ An đưa dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh vào chương trình giảng dạy cho sinh viên ngành Sư phạm Âm nhạc. Song song với đó, tỉnh Nghệ An cũng đã có kế hoạch phát triển đội ngũ nghệ nhân, chăm lo đời sồng tinh thần, vật chất cho đội ngũ này.

Vào ngày 31/1/2015 tới đây, UBND tỉnh Nghệ An sẽ long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tại Quảng trường Hồ Chí Minh. Hiện trên địa bàn hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh có gần 100 câu lạc bộ dân ca ví, giặm với hơn 800 nghệ nhân.

Hoàng Lam

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!


Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết