Công văn mới

Thống kê

  • Đang truy cập: 13
  • Hôm nay: 1021
  • Tháng hiện tại: 43888
  • Tổng lượt truy cập: 5889288

Thăm dò ý kiến

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm Website trường chúng tôi, các bạn biết trường chúng tôi thông qua phương tiện nào ?

Google

Facebook

Người thân, đồng nghiệp

Phương tiện khác

GS Ngô Bảo Châu truyền lửa cho đoàn học sinh giỏi Quảng Ninh

Đăng lúc: Thứ bảy - 10/01/2015 08:50 - Người đăng bài viết: Đào Văn Hường
Dân trí Tối 9/1, tại Tuần Châu (Quảng Ninh), GS Ngô Bảo Châu đã tổ chức buổi giao lưu, gặp gỡ giữa các bạn từng tham dự Olympic Toán quốc tế và đạt thành tích cao với đoàn học sinh giỏi tỉnh Quảng Ninh. Những kinh nghiệm học Toán được GS Ngô Bảo Châu truyền đến với các bạn trẻ.

Tham dự cuộc giao lưu này còn có sự góp mặt của GS Ngô Huy Cẩn - thân sinh của GS Ngô Bảo Châu; GS Phùng Hồ Hải, Phó Viện trưởng Viện Toán học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; GS Ngô Quang Hưng đang công tác và làm việc tại Mỹ; GS Nguyễn Hữu Dư - Giám đốc Điều hành Viện Nghiên cứu cao cấp Toán… Bà Đỗ Thị Hoàng - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Quảng Ninh cùng tham dự buổi giao lưu này.

Mở đầu cuộc giao lưu với chủ đề “Phương pháp giải Toán, học Toán và Nghiên cứu Toán”, GS Ngô Bao Châu chia sẻ: Câu hỏi nhiều người đã hỏi tôi từ lâu - Bí quyết học toán là gì? Tôi trả lời: Toán không có bí quyết, cứ chăm chỉ học hành là được. Nhưng thực ra cũng cần phải có phương pháp. Song để phát biểu một cách rành rọt phương pháp của mình thì không dễ chút nào.Để nói về điều này tôi đã đọc một cuốn sách kinh điển: Giải bài toán như thế nào (How to solve it (G.Polya) - 1944) do NXB Giáo dục phát hành từ lâu, tái bản nhiều lần. Cuốn sách này HS đọc thì thấy nó tẻ nhạt, không có gì làm mình ngạc nhiên vì toàn là những điều hiển nhiên. Nhưng giờ đọc lại thì thấy nó hay, mặc dù có một số điểm có thể đào sâu hơn.

GS Ngô Bảo Châu say sưa truyền lửa cho học sinh giỏi Quảng Ninh
GS Ngô Bảo Châu say sưa truyền lửa cho học sinh giỏi Quảng Ninh và các thế hệ trẻ thi Olympic Toán quốc tế (IMO).

“Cái mà tôi định trình bày với các bạn trong đêm giao lưu hôm này là dựa vào khung chính của ông Polya, và vào trải nghiệm của tôi. Cái tôi hy vọng là xong chương trình này, mỗi người có thể phát biểu và chia sẻ. Không nhất thiết là cái gì đó trừu tượng. Là những câu chuyện cụ thể, con đường mà các bạn đã tìm để giải một bài toán” - GS Ngô Bảo Châu bày tỏ.

Say sưa với chủ đề của mình, GS Ngô Bảo Châu đã phác họa lại bốn giai đoạn của Polya trong việc học Toán đó là: Hiểu vấn đề; Lên kế hoạch giải quyết vấn đề; Thực hiện kế hoạch; Nhìn lại.

Những gương mặt trẻ IMO của những năm gần đây chăm chú lắng nghe phương
Những gương mặt trẻ IMO của những năm gần đây chăm chú lắng nghe phương pháp học Toán mà GS Ngô Bảo Châu đưa ra.

Theo GS Ngô Bảo Châu, điều quan trọng trong việc làm Toán đó là phải tìm hiểu chính xác từng giai đoạn một ta phải làm việc gì. Chẳng hạn, thế nào là hiểu vấn đề? Không hẳn đọc đầu bài, tìm ra mệnh đề cần chứng minh…là hiểu vấn đề. Polya đưa ra một quy tắc rất đơn giản để giải quyết câu chuyện thế nào là hiểu vấn đề. Đối với bàn toán cần tìm đáp số cần phải xác định tham số là gì, ẩn số là gì. Đối với bài toán chứng minh thì cần dựa vào các giả thuyết để đưa ra kết luận

“Nghe như vậy ta tưởng là nó vừa hiển nhiên, vừa không có chuyện gì mà nói. Nhưng nếu chúng ta tìm hiểu thì cái vấn đề không hiển nhiên như vậy” - GS Ngô Bảo Châu tiết lộ.

GS Ngô Bảo Châu cũng cho rằng, sau khi hiểu vấn đề thì việc lên kế hoạch giải quyết nó như là viết một kịch bản, thực hiện kế hoạch thì được ví von như là các diễn viên…Sự mềm mại trong chia sẻ của GS Ngô Bảo Châu khiến nhiều học sinh cảm thấy thích thú. Điều này được thể hiện rõ nét hơn khi nhiều em mạnh dạn đặt các vấn đề xung quanh bài giảng của GS cũng như bày tỏ những băn khoăn của mình trong việc học Toán.

Thế hệ trẻ IMO mạnh dạn đặt câu hỏi xung quanh về cách học toán
Thế hệ trẻ IMO mạnh dạn đặt câu hỏi xung quanh về cách học toán của GS Ngô Bảo Châu.

Ngoài việc trao đổi về cách học toán, GS Ngô Bảo Châu cũng kể những câu chuyện thực tế mà mình phải đối mặt trong quá trình nghiên cứu và cách để vượt qua nó như thế nào…

Kết thúc buổi giao lưu, TS Nguyễn Thị Lê Hương - Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu cao cấp Toán bày tỏ: “Đêm giao lưu hôm nay sẽ tiếp thêm niềm tin, lòng đam mê trong học tập, đặc biệt là tình yêu của các em với môn Toán. Học giỏi Toán, cho dù không phải tất cả các em sẽ trở thành những người làm toán, nghiên cứu Toán học nhưng học giỏi toán các em sẽ có được một nền tảng kiến thức, tư duy logic, khoa học và chắc chắn các em sẽ giỏi và thành công ở tất cả các em đã lựa chọn”.

S.H

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!


Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết