Mắc bệnh hiểm nghèo, cậu sinh viên vẫn vươn lên học giỏi
- Thứ bảy - 10/01/2015 08:49
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở xã Mỹ Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình), từ nhỏ Sơn luôn nung nấu mơ ước sau này trở thành công an để bảo vệ Tổ quốc. Vì thế, suốt những năm học phổ thông, Sơn luôn cố gắng học thật giỏi và đạt được nhiều thành tích cao trong học tập.
Nhưng trớ trêu thay, bước vào năm học cuối bậc THPT, trên mình Sơn bỗng nhiên xuất hiện một khối hạch lớn ở cổ, khiến em bị sốt suốt mấy ngày liền. Lúc đó, gia đình em cũng chỉ nghĩ là một khối hạch bình thường. Nhưng khi đến viện khám, bác sĩ thông báo Sơn mắc phải khối hạch ác tính.
Thời đó, khối hạch ác tính kia đối với Sơn là một bi kịch của cuộc đời. Từ khi mắc bệnh, em chán chường tất cả, mất hết động lực để sống và bắt đầu bỏ bê học hành. Biết được hoàn cảnh của Sơn, gia đình, bạn bè và thầy cô đã luôn bên cạnh, quan tâm động viên em nhằm giúp em vượt qua khó khăn hiện tại.
Sau một thời gian được nhận được nhiều chia sẻ, động viên, Sơn bắt đầu mạnh mẽ và dần từ bỏ những suy nghĩ bi quan về bệnh tật. “Lúc đó em chẳng muốn học hành chi nữa, chỉ muốn chết quách đi cho xong, không còn muốn sống nữa để giảm bớt gánh nặng cho gia đình mình”, Sơn mủi lòng tâm sự.
Trở lại với cuộc sống mới, ước mơ trở thành một chiến sỹ công an để bảo vệ xã hội trong Sơn tan biến dần vì điều kiện sức khỏe không cho phép. Vì thế, Sơn đã hoạch định một con đường khác, em nuôi ước mơ trở thành giáo viên để phù hợp với điều kiện sức khỏe của mình.
Năm 2012, Sơn quyết định thi vào chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn Trường Đại học Quảng Bình và là một trong những sinh có điểm đầu vào cao nhất của khoa Xã hội. Vậy là bước đầu Sơn đã thực hiện được nguyện vọng của mình.
Trên khuôn mặt đen sạm ẩn chứa đằng sau nét u buồn, Nguyễn Hồng Sơn chia sẻ: “Biết bệnh tình của mình như vậy em buồn lắm! Lúc mới nhập học gia đình em ai cũng lo lắng và không yên tâm vì sợ em đi học xa nhà, lại mang trong mình bệnh tật nên không theo kịp….”.
Dù học tập xa nhà, gia đình khó khăn nhưng những ngày đầu bước chân vào một môi trường mới, Sơn luôn tự hứa với bản thân phải nỗ lực phấn đấu học thật giỏi, đồng thời phải tích cực tham gia mọi hoạt động của trường lớp.
Trong suốt những năm học, bệnh tật luôn rào cản đối với việc học của Sơn. Cứ mỗi lúc “trái gió, trở trời”, khối hạch trên người em lại nổi lên khiến mặt mũi sưng phù. Khi trở bệnh, Sơn chẳng ăn uống được gì nhiều, vì thế sức khỏe có phần giảm sút.
Không những vậy, suốt mấy năm học ở trường, tháng nào Sơn cũng phải xin phép nhà trường nghỉ học mấy ngày liền để tự mình bắt xe ra Hà Nội khám và lấy thuốc về uống. Theo lời Sơn, riêng mỗi tháng tiền đi lại, thuốc men cũng đã ngốn hết 3 triệu đồng, chưa tính tiền ăn, tiền phòng và cả tiền học nữa nên lúc nào em cũng luôn cố gắng học thật giỏi để ba mẹ khỏi buồn lòng. Đồng thời em cũng cố gắng học giỏi để xin các nguồn học bổng cho mình nhằm đỡ đần cho ba mẹ phần nào gánh nặng về kinh tế.
Bệnh tật là thế nhưng kết quả học tập của Sơn suốt những năm học luôn đạt thành tích cao, em là một trong những gương sáng tiêu biểu của nhà trường. Năm nào Sơn cũng đều đạt được học sinh giỏi và nhận nhiều bằng khen, giấy khen của Nhà trường, Đoàn trường, Hội Sinh viên…
Đặc biệt, em còn được nhận học bổng của Bộ Khoa học và Nghệ thuật (của bang Hassen, cộng hòa Liên bang Đức). “Em rất may mắn được nhận được học bổng từ các tổ chức, các nhà tài trợ đã giúp đỡ em có điều kiện để tiếp tục học tập và nuôi dưỡng ước mơ sau này của mình”, Sơn tâm sự.
Nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên và ngày thành lập Hội Sinh viên Việt
Để có được những thành tích đó, đối với Sơn trước hết là sự nỗ lực bản thân, sự giúp đỡ từ bạn bè, thầy cô giáo trong nhà trường và đằng sau đó còn là niềm động viên rất lớn từ gia đình.
Nói về thành tích học tập của Nguyễn Hồng Sơn, ông Nguyễn Lương Sáng, Chủ tịch Hội Sinh viên Trường Đại học Quảng Bình cho biết: “Sơn là một sinh viên rất đặc biệt, mặc dù gia đình khó khăn, bản thân em lại mắc bệnh hiểm nghèo nhưng em luôn có một thành tích học tập rất xuất sắc, là người năng nổ trong các hoạt động của nhà trường. Bản thân tôi và nhà trường luôn tự hào về em”.
Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn! |